ĐẬU NÀNH VÀ BỆNH TUYẾN GIÁP

Hãy bổ sung kiến thức dinh dưỡng để bảo vệ chính bản thân mình, nhằm tránh tình trạng ăn uống sai sẽ khiến bệnh nặng thêm, hoặc, kiêng khem quá sẽ thiếu chất.
 
 
Khi nói đến bệnh tuyến giáp, ta có thể hiểu nó hàm chỉ nhiều bệnh khác nhau liên quan tuyến giáp trạng như suy giáp, cường giáp, nang tuyến giáp, viêm tuyến giáp, bướu cổ do thiếu iod, bướu có nhân xơ… hay ung thư tuyến giáp.
 
Khi được chẩn đoán mắc bệnh tuyến giáp, cũng như các bệnh khác, song song với việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, thì quan trọng hơn hết, mỗi chúng ta cần học hỏi, bổ sung kiến thức dinh dưỡng để bảo vệ chính bản thân mình, nhằm tránh tình trạng ăn uống sai sẽ khiến bệnh nặng thêm, hoặc, kiêng khem quá sẽ thiếu chất.
 
Vốn lâu nay, người ta hay đề cập tới đậu nành khi muốn khuyến cáo cho bệnh nhân tuyến giáp. Đúng sai thế nào, có nên tuyệt đối ngưng đậu nành hay không?
 
 
Trong đậu nành có chứa hợp chất Goitrogens, chất này tác động đến hấp thu hormone tuyến giáp, nếu ăn quá nhiều thực phẩm có chứa chất này sẽ ảnh hưởng đến triệu trứng và kết quả điều trị.
 
Tuy nhiên, Goitrogens trong đậu nành hàm lượng không cao, tính ra còn ít hơn một số loại thực phẩm Goitrogenic khác như rau họ nhà cải (cải xoăn, bắp cải, bông cải xanh, cải kale, súp lơ, bina…) hoặc ít hơn trong nhóm ngũ cốc như khoai lang, sắn (mì); lạc (đậu phộng); hạt kê; hạt thông… Ấy vậy mà, rất nhiều bệnh nhân tuyến giáp tích cực ăn rau họ cải, ăn khoai/ sắn/ kê mà lại kiêng tới mức đoạn tuyệt với đậu nành.
 
“Trên thực tế, có khá nhiều thực phẩm, chế phẩm có chứa hợp chất Goitrogens gây ảnh hưởng đến bệnh tuyến giáp nhưng tại sao chỉ đậu nành là được “cảnh báo” nhiều như vậy? Có lẽ, vì tính phổ biến và thông dụng của nhiều chế phẩm từ đậu nành khiến nó luôn bị nhắc đến. Trong khi đó, cà phê là một đồ uống ảnh hưởng rất lớn đến bệnh lý tuyến giáp và thường được dùng hàng ngày, thường xuyên, thậm chí được coi là thức uống không thể thiếu mỗi buổi sáng của nhiều người trong đó có bệnh nhân Tuyến Giáp thì rất ít được nhắc tới?!”. PGS-TS, Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Viết Lượng
 
Nếu bạn biết, Goitrogens sẽ bị bất hoạt và mất tác dụng ở nhiệt độ cao (do các enzyme tham gia tổng hợp Goitrogens bị phân hủy), và, trong một số sản phẩm được làm từ đậu nành, nhà sản xuất cũng đã tìm cách loại bỏ Goitrogens… thì, bạn còn sợ đậu nành nữa không?
 
PGS-TS, Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Viết Lượng từng chia sẻ: “bệnh nhân tuyến giáp vẫn có thể dùng đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành với lượng vừa phải và đã nấu chín. Những sản phẩm làm từ đậu nành đã được loại bỏ Goitrogens thì cứ dùng bình thường”.
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *